LÊ TRUNG HƯNG

LÊ TRUNG HƯNG

Bài viết. LÊ MẠT (LÊ TRUNG HƯNG) & NAM - BẮC TRIỀU

 

Dù những năm tháng thịnh vượng của họ Lê đã qua, nhưng con cháu nhà họ Lê vẫn đi tiếp thời Lê trung hưng kéo dài. Có thể là do phước nhà Lê (Lê Lợi và Lê Thánh Tông) quá lớn, con cháu tiêu hoài hông thèm hết. 

 

Ở thời kì này, nước ta rơi vào hoàn cảnh chia cắt đến 260 năm. Đã chia cắt, lại còn chia thành 2 giai đoạn: Nam - Bắc triều, sau đó là Trịnh Nguyễn phân tranh.

 

Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc ở thành Đông Đô (Hà Nội) ở phía Bắc, nên gọi Bắc triều.

 

Con cháu nhà Lê được Nguyễn Kim đón lập làm vua, trung hưng cơ nghiệp nhà Lê, đóng ở Tây Đô (Thanh Hóa), sử gọi là Nam triều, chống nhà Mạc. 

 

Nhà Mạc truyền được 5 đời vua nhưng chẳng thấy ai làm được gì đáng kể, chỉ có Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Mạc Đăng Doanh đất nước tạm ổn, có trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, hết. 

 

Vua Lê ở thời kì này không quá xuất sắc hào kiệt gì nhưng cũng gọi là có chút uy quyền, được họ Trịnh giúp sức.

 

Vua Lê Trang Tông, Lê Trung Tông là con cháu dòng đích của Lê Lợi. 

 

Trung Tông mất mà không có con kế thừa, Trịnh Kiểm lúc đó cũng muốn lên ngôi rồi. Nhưng khi hỏi ý trạng Trình thì lại không dám nữa, đành đi tìm con cháu nhà Lê bên dòng dõi nhà ông Lê Trừ (là anh của Lê Lợi), lập ngôi hoàng đế, là Lê Anh Tông. 

 

Lê Anh Tông thấy thế lực nhà Trịnh lớn quá, trốn về Nghệ An, Trịnh Tùng sai đón về rồi ngầm giết trên đường. 

 

Đến đời vua Lê Thế Tông thì Trịnh Tùng đánh được họ Mạc, thu phục lại được thành Thăng Long. Trịnh Tùng xưng vương, tục gọi là chúa Trịnh, toàn quyền quyết định, vua chỉ ngồi ngôi lấy vì. 

 

Tính ra thì hai phe Nam - Bắc triều đánh qua đánh lại hơn 60 năm, Lê Trịnh lấy được Đông Đô đánh dấu sự kết thúc của nhà Mạc. Nhưng sau đó, dư đảng nhà Mạc được Minh bênh vực nên giữ đất Cao Bằng được thêm một thời gian nữa.

 

Vừa thống nhất chẳng lâu, Đại Việt lại rơi vào một thời kì khá dài và rắc rối, là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, sẽ viết ở bài tiếp theo.

 

---

Bài viết. LÊ MẠT và TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH

 

Ở một diễn biến khác, trước đó, khi Nguyễn Kim bị ám sát, quyền về tay con rể Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim vẫn còn 2 người con trai. Trịnh Kiểm hại chết người anh là Nguyễn Uông. Người em Nguyễn Hoàng đâm hơi rén, lại đi hỏi diệu kiến của ông trạng Trình, xin về trấn thủ Thuận Hoá là nơi hoang vu nhiều giặc dã. Trịnh Kiểm nghĩ rằng về nơi khỉ ho cò gáy đó thì khỏi bận tới mình, thế là ok luôn. Ai ngờ từ đây, Nguyễn Hoàng đã làm nên chuyện, mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất phương Nam, cũng xưng ngôi chúa, chống lại họ Trịnh ở phía Bắc. Và đất nước tiếp tục bị chia cắt.

 

Sau khi lấy được thành, Thế Tông vẫn yên ổn làm vua, chịu hưởng bổng lộc của chúa Trịnh. Lê Kính Tông lên ngôi, mưu giết Trịnh Tùng không thành, bị bức thắt cổ chết. 

 

Lê Thần Tông là cháu ngoại của Trịnh Tùng, yên ổn làm vua được 24 năm dài lê thê chán quá, nhường ngôi cho con là vua Lê Chân Tông mà mất sớm, Thần Tông lại phải lên làm vua lần nữa, đây là ông vua làm vua 2 lần trong lịch sử nước nhà. Vua Thần Tông cũng có nhiều chuyện để nói: về các bà vợ, và có hẳn 4 người con đều làm vua, hẹn sẽ viết chi tiết ở một bài sau. 

 

Lê Huyền Tông nối tiếp ngôi cha, lại mất sớm, em là Lê Gia Tông lên ngôi, cũng mất sớm. 

 

Lê Hy Tông là con nhỏ của Thần Tông lên ngôi, được ca ngợi là vị vua bậc nhất thời Lê Trung Hưng. Nhưng ca ngợi làm chi hỡi, khi chúa Trịnh kêu một tiếng cũng phải dạ chứ không dám ơi. Hy Tông làm vua dài lê thê cũng chán, được 29 năm là nhường ngôi lại cho con, làm Thái Thượng hoàng.

 

Sau đó nhà Trịnh hơi biến loạn, kéo theo sự biến loạn trong nhà Lê. Hy Tông nhường ngôi cho Lê Dụ Tông, yên ổn cũng đâu được 23 năm, thì Trịnh Cương bắt nhường ngôi cho con Duy Phường là cháu ngoại Trịnh Cương. Dụ Tông làm thượng hoàng rồi mất. 

 

Lê Đế Duy Phường làm vua không bao lâu thì Trịnh Cương mất. Trịnh Giang lên quyền chúa, giáng làm Hôn Đức Công và buộc thắt cổ chết. 

 

Lê Thuần Tông là con trưởng của Dụ Tông lên ngôi. 

 

Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em là Lê Ý Tông làm vua. Trịnh Giang ham chơi, bạo ngược, Trịnh Thái Phi đưa Trịnh Doanh lên thay. Trịnh Doanh ép vua nhường ngôi cho con trưởng Thuần Tông là Hiển Tông.

 

Lê Hiển Tông cũng là ông vua được ca ngợi là thời thái bình. Nhưng phận làm cha thì thật oan trái. Con trai Duy Vĩ được lập làm Thái tử, rồi bị truất, đem giam vào ngục, rồi bị giết. Con thứ Duy Cận lên Thái tử rồi cũng bị truất luôn. Con Duy Cận là Duy Kỳ làm Hoàng thái tôn. Vua cha sống đó mà như không.


Lê Chiêu Thống (Duy Kỳ) làm vua. Lúc này Quang Trung đã đánh được Trịnh - Nguyễn, tha cho nhà Lê. Nhưng bằng suy nghĩ nào đó, ông vua này sang nhà Thanh kêu cứu, chống lại Tây Sơn, bị đánh tan. Sau qua nhà Thanh, bị làm nhục, lưu vong và mất ở bên đó.

 

- Song Ni

← Bài trước Bài sau →