CƯỠI NGỰA XEM SỬ

CƯỠI NGỰA XEM SỬ

Bài viết. MỘT CHIẾC NHÌN RỘNG MỞ

 

Lịch sử của chúng ta…

học ở sách giáo khoa =)

thì thấy thiếu sót lắm, haha :D

Theo các chứng cứ khảo cổ học hiện đại, nước ta thời xa xưa có hẳn 3 nền văn minh: 

Miền Bắc: Xa xưa có nền văn hóa Đông Sơn, cùng truyền thuyết về đất nước Văn Lang, thời kỳ Hồng Bàng, vua Hùng thịnh trị 2000 năm lịch sử. Rồi đến 1000 năm Bắc thuộc, nghe nói khó khăn, lầm lũi trăm bề, mà đọc kĩ thì cũng có một vài khi cũng yên bề. Sau đó, dân ở đây giành lại độc lập cho mình, bắt đầu Đại Việt với nhiều triều đại, đời vua đã được lịch sử Việt Nam ghi chép lại khá chi tiết.

Miền Trung: Xa xưa có nền văn hóa Sa Huỳnh. Lúc Đại Việt ở phía Bắc đang chật vật với sự “bảo bọc” của phương Bắc, đất nước Chăm Pa (Chiêm Thành) ở đây vẫn đang vui sống đời tự do của mình, văn hóa ảnh hưởng từ Ấn Độ nhiều hơn là Trung Hoa, nghe nói có nhiều khu vực và bộ lạc. Nhưng có lẽ dân chúng hơi lười, không thèm chép sử, hoặc là sử sách đã bị mất hết rồi, nên giờ không có gì để con cháu nói cả. Chăm Pa chỉ hiện lên qua lời kể của mấy nước láng giềng xưa, có vẻ Chăm Pa thích nghệ thuật, ca hát, nhảy múa lắm.

Miền Nam: Xa xưa có nền văn hóa Đồng Nai với lại Óc Eo. Nơi đây thời đó từng là đất nước Phù Nam nghe nói rất thịnh vượng, có vai trò rất quan trọng trong giao thương. Sau đó thì bị sáp nhập vào đất nước Thủy Chân Lạp, sau đó thì… tùm lum tùm la liên quan đến sử Campuchia với Thái Lan gì đó, nên tui chưa tìm hiểu được. Sau sau đó nữa thì mới gia nhập vào Việt Nam.

Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa: Xa xưa,... tui hông biết, mà đám này gia nhập Việt Nam còn muộn hơn miền Trung và miền Nam nữa.

Sau tất cả, chúng ta đã tập hợp lại ở Việt Nam. 

Sử liệu đến bây giờ không đầy đủ. Đa phần sử sách hiện tại chỉ nói nhiều về Đông Sơn - Đại Việt - Việt Nam thôi, còn lỗ hổng lớn chưa ai lấp đầy.

Nhân lực khảo cổ, lịch sử chưa đủ đam mê. Nên để nhìn về quá khứ từ rộng mở đến chi tiết, thật là khó khăn. Thôi thì có được cuốn sử nào thì đọc cuốn đó được.

 

Bài viết. CƯỠI NGỰA XEM SỬ ĐẠI VIỆT

Bác Hồ có nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước…”. Vua Hùng ở thời Hồng Bàng đấy, với khá nhiều truyền thuyết: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh. Hết đến thời Thục có truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy. Rồi 1000 năm Bắc thuộc nghe nói đen tối, điểm vài vệt sáng là bà Trưng và Lý Bí. Cuối thời Bắc thuộc, họ Khúc bước đầu xây nền tự chủ. Nhưng nội bộ lại lục đục. Nam Hán đem quân sang bị Ngô Quyền đánh bại trên sông Bạch Đằng, hú hồn khiếp vía. Nhà Ngô chưa ổn thì vua mất. Đất nước gặp loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn lập ra nhà Đinh, trụ cũng không bao lâu. Lê Đại Hành lên làm vua, đánh Tống trên sông Bạch Đằng nữa, lập ra nhà Tiền Lê cũng nhanh tàn. Ơ nước ta chịu cảnh này mãi sao? Không. 

Lý Công Uẩn thuận theo ý trời lên ngôi. Chuyện tâm linh không đùa được đâu, vua dời đô về Thăng Long. Và lịch sử từ đấy mới tính theo trăm năm được :D Qua cái nhìn của tui thì: Nhà lúc mới lên, đất nước còn chưa có gì, nên hay xây dựng: Hoàng thành, Quốc Tử giám, chùa chiền,.. xây xong cũng hay tu bổ. 

Tiếp theo, có lẽ bạn đã nghe đến “Hào khí Đông A”. Là đang nhắc nhà Trần đấy. Nhắc đến Trần gia, phải nhắn đến 3 lần đại thắng Mông Nguyên, quào. Điều đáng chê của nhà Trần chính là chế độ hôn nhân cận huyết, nhìn gia phả nhà Trần mà hiểu được cũng hơi bị siêu đấy. 

Nhà Hồ và hậu Trần sau đó thì chưa muốn viết lắm, không thích. Rồi nhà Minh sang đô hộ. Cả một nền văn hóa, sách vở, tài liệu mất sạch.

Lê Lợi đánh đuổi được Minh, lập nên nhà Hậu Lê, có 2 thời kỳ: Lê Sơ và Lê Trung Hưng.

Lê Sơ được nhiều chính sử đánh giá là thịnh vượng nhất. Nhưng mà khoan, chính sử thật ra được viết từ thời Lê Sơ :D Cơ mà đúng là nhà Lê Sơ có công rất lớn trong việc giành lại chủ quyền và xây dựng lại văn hóa cho Đại Việt. 

Đến Lê Trung Hưng là thời siêu mệt mỏi: Chia cắt. 

Nhà Mạc lật đổ Lê Sơ, đóng ở Đông Đô (Thăng Long) là phía Bắc. Con cháu nhà Lê trở lại, đóng ở Tây Đô (Thanh Hóa) phía Nam. Nên sử gọi là Nam-Bắc triều, kết thúc khi Trịnh Tùng giúp vua Lê lấy được Thăng Long. Chúa Trịnh chuyên quyền.

Năm 1600, Nguyễn Hoàng về Thuận Quảng, từ đó mở rộng lãnh thổ về phía Nam, ngầm xây dựng thế lực. Đến năm 1627, chúa Sãi chính thức đánh chúa Trịnh. Từ đó sử gọi là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Nhà Tây Sơn nổi lên đánh chúa Nguyễn, dẹp chúa Trịnh, vẫn phù vua Lê. Mà vua Lê nhu nhược không làm được gì, qua cầu cứu nhà Thanh. Nguyễn Huệ lên ngôi, là vua Quang Trung, đánh tan nhà Thanh. Chưa được bao lâu thì Quang Trung mất đột ngột.

Nguyễn Ánh giành được đất nước, lập nên nhà Nguyễn. Hậu thế vẫn kháo nhau: chúa Nguyễn mở mang bờ cõi, vua Nguyễn thì cắt đất bán lô. Nhìn chung nhà Nguyễn công ít tội nhiều thấy không sai.

- Song Ni

← Bài trước Bài sau →